Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Chế biến chả cá bằng hóa chất, kháng sinh độc hại
(Dân trí) - Đó là kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên sau khi lấy mẫu chả cá của 26 hộ chế biến tại chợ TP Tuy Hòa. Theo đó các mẫu này đều chứa nhiều hóa chất, kháng sinh độc hại bị cấm sử dụng trong thực phẩm, với nồng độ cao.
Những ngày qua, thông tin về nhiều hộ chế biến chả cá tại chợ TP Tuy Hòa không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là có chứa chất độc hại, khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.
Đi một vòng chợ Tuy Hòa, có thể dễ dàng nhìn thấy các loại cá được bày la liệt dưới nền sàn chợ, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau đó, những hộ chế biến nạo lấy thịt cá, nhào nặn chế biến, “hô biến” thịt cá ươn thành chả cá dai ngon, thơm phức.
Description: Một công đoạn chế biến chả cá tại chợ TP Tuy Hòa
Một công đoạn chế biến chả cá tại chợ TP Tuy Hòa
Bà T.K.C, một tiểu thương ở đây, cho biết: “Từ trước tới nay tui vẫn thấy họ chế biến kiểu này. Tui nghĩ họ trộn hàn the mới làm cho thịt cá ươn được dai, giòn hơn như vậy. Còn chuyện có dùng hóa chất gì nữa không thì tui không biết. Nhiều người biết nhưng không dám nói vì sợ đụng đến “nồi cơm” của họ, nên không mua chả cá này ăn. Chỉ tội cho những người không biết thôi...”.
Sau khi có phản ánh, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế), Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương), Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) và Phòng Kinh tế TP Tuy Hòa được thành lập đi kiểm tra tình hình thực tế.
Kết quả kiểm tra cho thấy, khu vực chế biến không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; kết quả mẫu xét nghiệm có nhiều chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, có khả năng gây ung thư ở nồng độ cao.
Theo đó, trong 21 chỉ tiêu được đánh giá, có 6 chỉ tiêu thuộc lỗi nghiêm trọng và 15 chỉ tiêu thuộc lỗi nặng. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn lấy 7 mẫu cá và chả cá gồm 3 mẫu cá nguyên liệu dùng để làm chả cá (cá đỏ củ, cá dũa, cá chuồn), 2 mẫu chả cá bán thành phẩm và 2 mẫu chả cá thành phẩm gửi Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 để kiểm nghiệm dư lượng các chất độc hại.
Kết quả, có 5/7 mẫu có chứa dư lượng Chloramphenicol, hàm lượng từ 0,1 đến 1,24 μg/kg; 7/7 mẫu có chứa dư lượng Urê, hàm lượng từ 15 đến 47,6 mg/kg.
Ông Nguyễn Duyên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết: “Theo quy định tại Thông tư 15 ngày 17/3/2009 của Bộ NN-PTNT và Thông tư 27 ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế thì các hóa chất, kháng sinh nêu trên đều bị cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến thủy sản thực phẩm vì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng và tác hại nghiêm trọng, lâu dài đến sức khỏe cộng đồng.
Description: Nhiều mẫu chả cá ở chợ TP Tuy Hòa (Phú Yên) có chứa chất cấm, tiềm ẩn nguy cơ gây ưng thư
Nhiều mẫu chả cá ở chợ TP Tuy Hòa (Phú Yên) có chứa chất cấm, tiềm ẩn nguy cơ gây ưng thư
Theo các chuyên gia khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, thông thường các vi sinh, vi khuẩn sẽ bị mất đi trong quá trình chiên nóng từ 130 - 180 độ C. Tuy nhiên, với các độc tố được sinh ra bởi thực phẩm biến chất hay dầu ăn tái sử dụng nhiều thì sẽ không bị mất đi. Đặc biệt, với cá ươn, cá thối, thịt của chúng sẽ bị phân hủy và sinh ra nhiều độc tố cộng hóa chất, phụ gia để “nâng cấp” tạo ra các chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Riêng hàn the là phụ gia độc hại không được sử dụng trong thực phẩm vì nguy cơ gây ung thư...
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Yên đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh tăng cường công tác kiểm tra đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm về VSATTP theo quy định pháp luật.


Gia Lai bùng phát bệnh đau mắt đỏ

          Gia Lai bùng phát bệnh đau mắt đỏ
(VTV News)- Hơn một tuần nay, bệnh đau mắt đỏ đã bắt đầu bùng phát và lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh Gia Lai khi.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Gia Lai, số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện những ngày gần đây đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Mỗi ngày, khoa mắt tại bệnh viện tiếp nhận trung bình khoảng 150 lượt người tới khám, vì có các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ.
Các bác sỹ cho biết, tuy biểu hiện bệnh không nặng, tỷ lệ biến chứng ít hơn so với mọi năm, nhưng số lượng bệnh nhân đau mắt đỏ đã tăng gấp 2 lần so với năm ngoái. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống kê chưa đầy đủ của ngành Y tế, bởi còn có rất đông bệnh nhân đau mắt đỏ tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Description: http://vtv.vn/Uploaded/thuylinh/2013_10_02/khammat.jpg 
Ảnh minh họa
Cũng như nhiều địa phương trên cả nước đang có dịch đau mắt đỏ, ghi nhận tại một số cửa hàng thuốc tư nhân trên địa bàn TP Pleiku đến thời điểm này một số thuốc đặc trị đau mắt đỏ đã hết hàng.

Trước tình hình lây lan nhanh của bệnh đau mắt đỏ, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai khẳng định, bệnh viện có đủ cơ số thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ; đồng thời khuyến cáo người dân nên phòng bệnh bằng cách rửa mắt bằng nước muối sinh lý.          

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp), là một bệnh dễ lây lan và có thể thành dịch, đa phần nguyên nhân là do Adenovirus. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, những lúc nắng nóng mưa nhiều. Thông thường dịch cao điểm vào tháng 7, 8. Nhưng năm nay, dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh, lan rộng khắp cả nước, kéo dài đến tận thời điểm hiện tại và xem chừng như chưa có dấu hiệu suy giảm.
Description: Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng thường gặp là cương tụ (đỏ) ở vùng kết mạc (lòng trắng mắt), kèm theo xuất tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy ghèn dính đầy mắt, làm dán chặt 2 mi lại. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm giác cộm xốn, đau, sưng phù 2 mi mắt. Có thể có những vết xuất huyết ở kết mạc hay nước mắt có màu hồng. Bệnh thường xảy ra ở 1 mắt trước, sau đó lan sang mắt còn lại.
Bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng, nếu không biết cách giữ vệ sinh. Virus gây bệnh có nhiều trong nước mắt và chất tiết (ghèn) từ mắt bệnh nhân. Chúng chỉ truyền từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn, chậu rửa mặt, nằm cùng gối, giường ngủ... Hoặc do người bệnh dụi tay vào mắt rồi sờ vào những vật dụng như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, vòi nước... Người lành vô tình chạm tay vào những chổ bị nhiễm đó và dụi tay bẩn vào mắt. Bệnh cũng có thể bị lây truyền qua nguồn nước bị nhiễm (như hồ bơi...). Không có việc nhìn nhau hoặc ngồi gần nói chuyện mà bị lây nhiễm.

Description: Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Đa phần bệnh sẽ tự khỏi sau 7-14 ngày. Có thể dùng kháng sinh để ngừa bội nhiễm, nhằm tránh kéo dài thời gian bệnh, có thể gây tổn thương xâm lấn vào giác mạc, nếu nặng có thể để lại sẹo giác mạc. Nếu 2 mi sưng nhiều, có thể dùng khăn lạnh đắp lên mắt, giúp giảm sưng và tạo cảm giác dễ chịu.
Giữ vệ sinh cá nhân, mang kính râm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt không dụi tay vào mắt, là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan.
Nếu bệnh diễn tiến kéo dài, đau nhức nhiều, nhìn mờ... nên sớm đến chuyên khoa khám để được điều trị kịp thời và đúng cách, nhằm tránh được những biến chứng không đáng có.


Cảnh báo về An toàn thực phẩm

Cập nhật tình hình ngộ độc thực phẩm do rượu có hàm lượng methanol cao của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội và kết quả xử lý, thu hồi các sản phẩm vi phạm đến ngày 12/12/2013
Tình hình ngộ độc thực phẩm do rượu có hàm lượng methanol cao của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội:
Từ ngày 7/12 đến ngày 12/12/2013, tại Quảng Ninh không ghi nhận thêm ca mắc mới. Hiện chỉ còn một bệnh nhân đang được theo dõi điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh và trong tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Các địa phương khác chưa ghi nhận trường hợp ngộ độc do sử dụng sản phẩm rượu có hàm lượng methanol cao của Công ty cổ phần XNK 29 Hà Nội.
Tình hình xử lý, thu hồi sản phẩm rượu có hàm lượng Methanol cao của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội : Thực hiện công văn số 2741/ATTP - NĐ ngày 6/12/2013 và công văn số 2743/ATTP - NĐ ngày 7/12/2013 của Cục An toàn thực phẩm, các địa phương trên toàn quốc đang triển khai kiểm tra, giám sát các sản phẩm rượu có hàm lượng Methanol cao của Công ty cổ phần XNK 29 Hà Nội trên thị trường. 
Ngày 12/12/2013, theo báo cáo tổng hợp của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình (báo cáo số 270/ATTP), các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra, phát hiện và tiến hành thu hồi 5 loại sản phẩm của Công ty cổ phần XNK 29 Hà Nội, trong đó có 536 chai sản phẩm sản xuất ngày 12/10/2013 (479 chai rượu Vodka KENS loại 750 ml, 12 chai rượu Vodka rượu nếp 29 loại 750 ml, 15 chai rượu Vodka rượu nếp 29 loại 700 ml và 30 chai rượu lúa nếp mới loại 600 ml).

Cục An toàn thực phẩm xin thông báo và sẽ tiếp tục cập nhật tình hình./. 

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Description: http://www.nguyenkhuyendn.edu.vn/images/sot-xuat-huyet.jpeg
Hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong 9 tháng của năm 2012, cả nước có 51.300 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 42 người tử vong tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam trong đó có Đà Nẵng. Để giúp các em hiểu thêm về bệnh SXH cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho bản thân. Hôm nay bộ phận y tế nhà trường sẽ cung cấp đến quí thầy cô giáo và các em học sinh một số thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết.
Tính đến ngày 16/9/2012, toàn thành phố ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (có 7 ổ dịch nhỏ tại cộng đồng), tăng 67,24% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó tập trung chủ yếu ở quận Hải Châu và Sơn Trà. Sở Y tế đã chỉ đạo tiến hành điều tra ổ bọ gậy nguồn sốt xuất huyết tại quận Hải Châu và Sơn Trà nhằm giúp cho công tác triển khai các hoạt động diệt bọ gậy/loăng quăng phù hợp với từng địa phương.Trước tình hình trên, để đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống bệnh SXH, khống chế không cho bùng phát thành dịch, lan rộng, kéo dài trên địa bàn TP, mỗi gia đình hãy dành 10 phút mỗi tuần để diệt bọ gậy/ lăng quăng, muỗi vằn, bảo vệ gia đình mình không bị SXH.
·   Tại sao mọi người bị mắc SXH ?
Bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut mang sang đốt người lành mang bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.
·        Muỗi truyền bệnh SXH có đặc điểm gì ?
-         Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân có những khoanh trắng nên thường được gọi là muỗi vằn.
-         Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn,….
-         Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày sau đó đậu, núp vào chỗ tối.
-         Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum vại, lu, giếng, lốp xe, vỏ dừa, bình hoa
·    Bệnh SXH có nguy hiểm không ?
Hiện nay, Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đến muộn có thể dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong cao, đặc biệt là trẻ em.
·  Làm sao nhận biết người mắc bệnh SXH ?
* Bệnh thường có các dấu hiệu sau:
   -     Thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên 38o C, kéo dài trong 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.
   -   Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo:
Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen.
           Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng
· Chúng ta cần phải  làm gì khi nghi ngờ bị SXH ?
  Khi nghi ngờ bị SXH thì đưa ngay người bệnh đi khám . Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi tại nhà.
- Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây. Cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa.
- Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao
           Theo dõi bệnh nhân nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng ( sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều ) cần đưa ngay đến bệnh viện.
* Các biện pháp phòng, chống SXH:                                                
  * 5 biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng
         1. Đậy kín các chum, lu, khạp…chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.
         2. Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.         
         3. Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước ( lu, chum, bể..) 1 tuần 1 lần.
         4. Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa.
         5. Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…Lật úp các vật thải có chứa nước.
   * 5 biện pháp phòng tránh muỗi đốt:
        1. Mặc áo quần dài tay.
        2 Khi ngủ cần ngủ trong mùng kể cả ban ngày
        3. Cho người bệnh nằm trong màn tránh muỗi đốt.
        4. Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa hạn chế và diệt muỗi.
        5. Diệt muỗi bằng hóa chất như phun thuốc, tẩm màn, tháp hương muỗi, dung bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi chích…. 

    Trên đây là cách nhận biết về các đặc điểm, triệu chứng và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Mong rằng  những kiến thức trên có thể giúp cho quí thầy cô giáo và các em hiểu rõ hơn về bệnh SXH, từ đó có các biện pháp phòng tránh cho bản thân và cho cộng đồng.
                                                                                    Cán bộ Y tế nhà trường


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi nhất

Cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi nhất
Thứ năm 03/10/2013 05:30
Viêm kết mạc cấp là bệnh viêm cấp tính của màng kết mạc tại mắt, theo cách gọi thông thường là bệnh đau mắt đỏ.

Description: http://infonet.vn/Uploaded/trongan/2013_10_02/dau%20mat%20do.jpg?encoder=wic&quality=80&maxwidth=500
Đau mắt đỏ là cách gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp


Hàng năm khi mùa hè đến tỷ lệ các bệnh do vi-rut tăng lên thì tỷ lệ viêm kết mạc cấp do vi-rut cũng tăng. Trong những đợt dịch bệnh này, công việc tại cơ quan, cũng như việc học tập của người bị bệnh đã phải gián đoạn hàng tháng để điều trị bệnh. Nếu không biết cách phòng tránh bệnh lây lan và điều trị thích hợp thì thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài kèm theo là những tổn thương trên giác mạc gây giảm thị lực.

Không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông nước lá trầu không...

Viêm kết mạc cấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất và tạo thành những đợt lây lan rộng trong cơ quan, trường học hoặc tại gia đình, đó là viêm kết mạc cấp tính do Adeno vi-rut. Loại vi-rut này gồm 47 chủng huyết thanh khác nhau, chia làm 6 nhóm nhỏ ký hiệu bằng chữ cái từ A đến F. Các chủng này được tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới và có thể gây bệnh cho đường hô hấp trên và cho mắt.

Để phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh VKM cấp do vi-rut chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh.

Dịch tễ học của bệnh

Theo thông kê của nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh VKM cấp khoảng 0,03 – 1,10 % trong tổng số toàn bộ dân số, nhưng trong các môi trường có sự tiếp xúc gần gũi giữa người có bệnh và người không có bệnh, như công sở, trường học thì tỷ lệ này tăng đột biến 10 – 32 %.

Đường lây lan bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mắt thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi hoặc lây qua tay người bệnh với người chưa mắc bệnh. Hơn nữa, trong môi trường bệnh viện, bác sỹ hoặc nhân viên y tế khám bệnh cho bệnh nhân có thể vô tình lây lan vi-rut gây bệnh qua các trang thiết bị khám bệnh. Trong phòng chờ của bệnh viện người nhà và các bệnh nhân có thể bị lây bệnh. Thời gian ủ bệnh VKM có thể từ 1 đến 2 tuần và thời gian người bệnh có thể lây cho người lành là từ 2 tuần trở lên.

Cách phòng tránh mắc bệnh và lây bệnh

Về mùa hè để tránh mắc các bệnh do vi-rut gây nên, tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh. Hàng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc kháng sinh nhẹ (Chloramphenicol 0,4%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về.

Tại công sở, trường học, gia đình, người bệnh tránh tiếp xúc gần gũi với người khác ít nhất trong vòng 2 tuần và chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Tại môi trường bệnh viện, nhân viên y tế chú ý rửa tay trước khi thăm khám cho bệnh nhân, các dụng cụ thăm khám bệnh phải được tiệt trùng theo qui định.

Các biểu hiện của bệnh – có thể bị 1 mắt hoặc 2 mắt

Dấu hiệu chủ quan

- Mắt đỏ

- Cộm mắt như có cát trong mắt

- Chói mắt

- Chảy nước mắt

- Nhiều rử mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy

- Đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh

- Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết

Khám mắt

- Kết mạc phù và xung huyết

- Phản ứng hột, nhú do viêm

- Có thể có hoặc không có xuất huyết kết mạc hay màng giả mạc

- Nhiều tiết tố trong túi kết mạc và ở bờ mi

Dấu hiệu toàn thân: Biểu hiện gần giống bệnh cúm do vi-rut

- Sốt nhẹ 37 – 38 độ C

- Viêm đường hô hấp trên: Ngứa họng, ho, hắt hơi

- Sưng hạch dưới hàm hoặc hạch trước tai

Giai đoạn có tổn thương giác mạc

- Dấu hiệu chủ quan nặng hơn: Kích thích chói, chảy nước mắt, co quắp mi, thị giảm tuy mức độ tổn thương trên giác mạc

- Khám mắt thấy tổn thương trên biểu mô giác mạc dạng chấm, thâm nhiễm dưới biểu mô. Cá biệt có trường hợp trợt giác mạc rộng

Thái độ xử trí và điều trị

Chế độ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc gần gũi với người xung quanh, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi khám ngay, để được chẩn đoán xác định, điều trị đúng và kịp thời. Đặc biệt, khám bệnh cần thiết để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh nguy hiểm, nguy cơ giảm hoặc mất thị lực như viêm màng bồ đào, bệnh thiên đầu thống.

Sử dụng thuốc tra mắt dạng nước

- Nước mắt nhân tạo, dinh dưỡng kết – giác mạc, số lần từ 8 đến 10 lần/ngày

- Kháng sinh tra tại mắt như chloramphenicol 0,4%, tobramycine 0,3 %, số lần từ 2 đến 4 lần/ngày

Bổ sung vitamin C theo đường uống hoặc uống nước cam, nước chanh

Chú ý không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông nước lá trầu không. Các phương pháp này dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, làm cho tính chất bệnh càng phức tạp, khó điều trị hơn.

Bs.ThS.Vũ Thị Tuệ Khanh
Khoa Kết – Giác mạc/ Bệnh viện Mắt Trung ương